Follow US

Những lợi thế khi học chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ - CMA

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vì sao nên học chương trình CMA

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

  

 Mỗi ngày một thuật ngữ Kế toán quản trị

Business Process Re-engineering (BPR)

1.     Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Mỗi ngày, bạn dành 1 chút thời gian để học từ vựng mới, tích tiểu thành đại để cải thiện vốn tiếng anh chuyên ngành của mình nhé.

      Thuật ngữ thứ ba mà Tình muốn chia sẻ chính là Business Process Re-engineering (BPR) nghĩa là Cải thiện quy trình kinh doanh

Mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị - Business Process Re-engineering (BPR)


Business Process Re-engineering (BPR) là thuật ngữ chỉ quá trình doanh nghiệp cải tiến quy trình hoạt động. Khi một doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm về kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động BPR được thực hiện nhằm cải thiện một cách nhanh chóng với sự đo lường về chi phí, chất lượng, dịch vụ và tốc độ thay đổi của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi dịch Covid ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như thời điểm hiện tại. Rất nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các hoạt đông BPR nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong tình hình mới.

Nếu muốn biết cách thức chi tiết để thực hiện quá trình BPR, hãy tham gia ngay khóa học CIMA (Kế toán quản trị Anh Quốc) bạn nha.

Chương trình CIMA sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng và kiến thức để trở thành nhà quản trị tài chính & chiến lược chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc cải thiện quy trình kinh doanh hiệu quả.

Đừng quên theo dõi blogkienthucketoanquantri và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber...)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

 

 Mỗi ngày một thuật ngữ Kế toán quản trị

Rate of return

1.     Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Đừng để tiếng Anh trở thành rào cản của bạn trên bước đường chinh phục thành công. 

      Thuật ngữ thứ hai mà Tình muốn chia sẻ chính là Rate of return nghĩa là Tỷ suất hoàn vốn

Mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị - Rate of return


Để hiểu về thuật ngữ Rate of return, bạn đã nghe qua câu nói High risk – high return nghĩa là Rủi ro càng cao, thu nhập càng lớn. Mặc dù không phải lúc nào cũng vậy, nhưng mức độ chấp nhận rủi ro thường phải tương xứng với cái mà chúng ta có thể nhận được.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm vào ngân hàng, lãi suất thấp nhưng rủi ro cũng thấp. Nhưng nếu bạn dùng số tiền đó để đầu tư chứng khoán, đồng nghĩa với rủi ro cao hơn, nhưng phần lợi nhuận thu nhập có thể cao hơn.

Ở chương trình CMA (Kế toán quản trị Hoa Kỳ), các bạn sẽ được học mô hình CAPM. Đây là phương pháp tính toán để định lượng về tỷ suất hoàn vốn của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trước khi đưa ra các quyết định đầu tư/kinh doanh.

Chương trình CMA sẽ giúp bạn phân tích các loại rủi ro trong doanh nghiệp, cách đánh giá và quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Đừng quên theo dõi blogkienthucketoanquantri và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber...)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Mỗi ngày một thuật ngữ Kế toán quản trị - Risk Management

 Mỗi ngày một thuật ngữ Kế toán quản trị

Risk Management

1.     Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Đừng để tiếng Anh trở thành rào cản của bạn trên bước đường chinh phục thành công. 

      Thuật ngữ đầu tiên mà Tình muốn chia sẻ chính là Risk Management nghĩa là Quản trị rủi ro

Mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị - Risk management

Rủi ro là một phần không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ chịu đựng và chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp khác nhau dựa vào: Uy tín doanh nghiệp, thương hiệu, doanh thu, độ tuổi của doanh nghiệp…

Có một thực tế không phải ai cũng biết là doanh nghiệp có uy tín càng lớn, thương hiệu mạnh, càng lâu năm thì mức độ chấp nhận rủi ro càng thấp, do đó, sự thay đổi của họ sẽ chậm hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập, không tên tuổi trên thị trường.

Risk Management là một phần học không thể thiếu trong chương trình CMA (Kế toán quản trị Hoa Kỳ) và CIMA (Kế toán quản trị Anh Quốc). Trong phần 2 - Corporate Finance chương trình CMA sẽ đề cập rất nhiều đến quản trị rủi ro, đây cũng chính là học phần chiếm tỷ trọng 10% trong phần 2.

Chương trình CMA sẽ giúp bạn phân tích các loại rủi ro trong doanh nghiệp, cách đánh giá và quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Đừng quên theo dõi blogkienthucketoanquantrifanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber...)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Học CMA ở đâu chất lượng tại TP.HCM?

Học CMA ở đâu chất lượng tại TP.HCM?

Sau khi tìm hiểu kỹ về chương trình kế toán quản trị CMA (Hoa Kỳ), chắc hẳn câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là: Nên học CMA ở đâu? Học CMA ở đâu tốt nhất? Hãy cùng mình phân tích để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân nhé.

Học CMA ở đâu chất lượng tại TP.HCM


Dưới đây là các câu hỏi mà có lẽ hầu hết các bạn sẽ băn khoăn khi tìm kiếm trung tâm đào tạo CMA phù hợp với bản thân:

1.      Thời lượng học CMA như thế nào?

Nói đến chất lượng đào tạo CMA, mối quan tâm hàng đầu chính là thời lượng của chương trình học. Trong khi các đơn vị khác đào tạo chương trình kế toán quản trị CMA với tổng thời lượng chưa đến 100 giờ cho mỗi phần, thì tại FTMS, thời lượng cho đào tạo cho phần 1 là 110 giờ, phần 2 là 100 giờ. Với thời gian học được thiết kế khoa học đủ cho học viên có thể nắm kỹ lý thuyết và có thời gian làm bài tập, việc học chứng chỉ CMA tại FTMS đảm bảo để học viên có thể thi đậu ngay trong lần đầu tiên.

2.      Tài liệu học CMA được cung cấp những gì?

Việc học CMA có chất lượng hay không thì tài liệu học đóng góp không kém. Học viên học tại FTMS được cung cấp tài liệu hoàn toàn miễn phí, bao gồm: 1 bộ tài liệu do giảng viên biên soạn & tài liệu của nhà xuất bản Hock International (bao gồm sách giáo khoa, thi trắc nghiệm, tự luận, thi thử và hỗ trợ từ giảng viên online).

Ngoài ra, ngay khi vừa đăng ký học, học viên sẽ được nhận ngay bộ từ điển kế toán quản trị để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tham gia khóa học tại FTMS

3.      Chất lượng đào tạo CMA tốt không?

FTMS có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo các bằng hành nghề quốc tế tại Việt Nam như ACCA, CFA và CIMA. FTMS cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất đạt chuẩn chất lượng Bạch Kim – chuẩn cao nhất về chất lượng đào tạo do ACCA cấp.

Đi lên bằng chất lượng và uy tín, FTMS luôn giữ vững vị thế của mình và luôn nhận được sự tin tưởng từ học viên.

4.      Học phí và ưu đãi chương trình CMA ra sao?

Chất lượng vượt trội và thời lượng khá cao, nhưng học phí chương trình CMA tại FTMS vô cùng cạnh tranh khi so sánh với các trung tâm khác. Ngoài ra, FTMS luôn có những chương trình ưu đãi học phí dành cho học viên khi đăng ký học CMA.

Chi tiết về học phí và ưu đãi Chương trình kế toán quản trị Hoa Kỳ (CMA), các bạn có thể xem tại đây nhé: https://www.ftmsglobal.edu.vn/cma/

5.      Đội ngũ giảng viên như thế nào?

Đội ngũ giảng viên tại FTMS luôn được đánh giá cao về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy cùng với sự tâm huyết, nhiệt tình. Các giảng viên tại FTMS đều là những người có các bằng cấp hành nghề như CMA, ACCA, CFA, CIMA và đang làm việc liên quan đến kế toán, tài chính, đầu tư.

Để biết học CMA ở đâu chất lượng, bạn hãy tham gia ngay các buổi học thử tại FTMS để trải nghiệm chất lượng và dịch vụ và đưa ra quyết định đúng đắn cho hành trình chinh phục Chứng chỉ kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA bạn nhé!

Vào ngày 13/1/2021 tới đây, FTMS sẽ tổ chức buổi hội thảo và học thử nhằm giúp bạn trải nghiệm thực tế và cảm nhận để biết học CMA ở đâu chất lượng, sự kiện này sẽ được tổ chức tại TP.HCM. Mời bạn truy cập vào link để xem chi tiết Học thử CMA tại TP.HCM

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Những lợi thế khi học chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ - CMA

 Những lợi thế khi học chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ - CMA

Ở phần trước - Vì sao nên học chương trình CMA?, Tình có viết khá chi tiết về nội dung khoá học CMA. Phần này Tình sẽ chia sẻ nhiều hơn về những lợi thế khi học chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA nhé.


Những lợi thế khi học chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA


1.      Lợi thế 1: Học Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA trong thời gian ngắn

Một trong những lợi thế của chương trình kế toán quảntrị CMA Hoa Kỳ (Mỹ) khi so sánh với các chương trình nghề nghiệp khác như ACCA, CFA hay CIMA là thời gian học ngắn. Trong khi các chương trình học khác phải mất đến 3-4 năm, thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục chứng chỉ CMA trong vòng 6-8 tháng.

2.      Lợi thế 2: Tính ứng dụng cao của chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ - CMA

Kế toán quản trị CMA (Hoa Kỳ) là chương trình của Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ (Mỹ). Chắc hẳn bạn cũng có nghe qua câu: “Người Mỹ thực dụng”. Và kế toán quản trị CMA là một chương trình theo đúng phong cách đó. Chương trình kế toán quản trị CMA không dạy quá hàn lâm, mà đi vào ứng dụng và thực hành. Tất cả các kiến thức trong chương trình CMA đều được chắt lọc những ứng dụng tốt nhất, đã và đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp, và hệ thống hóa để cho người học có thể học và áp dụng ngay. Tất nhiên, áp dụng như thế nào phải tùy vào sự linh hoạt của học viên và vị trí công việc của họ đối với doanh nghiệp họ đang làm

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ

3.      Lợi thế 3: Thời gian thi CMA (Hoa Kỳ) linh hoạt

Chương trình kế toán quản trị CMA có 2 phần, bạn có thể thi phần nào trước cũng được. Thời gian thi thì cực kỳ linh hoạt, bạn có thể thi tất cả các ngày trong các tháng 1, 2, 5, 6, 9 và 10. Bạn cũng chỉ cần đăng ký trước ngày 15 của tháng 2, 6 và 10 cho các kỳ thi, thay vì phải đăng ký trước vài tháng như các chương trình khác.

4.      Lợi thế 4: Độ khó của chương trình CMA (Hoa Kỳ) được đánh giá vừa phải

Nói chương trình kế toán quản trị CMA dễ thì không chính xác. Nhưng có thể nói chương trình kế toán quản trị CMA có độ khó thấp hơn so với các chương trình hành nghề khác như ACCA, CFA hay CIMA.

Trên đây là những lợi thế khi học chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ - CMA, chắc hẳn là lựa chọn đúng đắn đối với ai muốn lấy một chứng chỉ hành nghề quốc tế CMA với thời gian học ngắn và tính ứng dụng cao.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn
Hoặc tham khảo thêm các khoá học về Kế toán quản trị theo các đường dẫn sau đây:


Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Vì sao nên học chương trình CMA?

 Vì sao nên học chương trình CMA?

Ở Việt Nam, hầu như các trường Đại học chỉ chú trọng đào tạo về kế toán tài chính mà chưa tập trung cho kế toán quản trị. Trong khi đó, các công việc của kế toán tài chính ngày càng được thay thế và được hỗ trợ nhiều bởi các phần mềm. Doanh nghiệp lại có nhu cầu tuyển những người kế toán có thể nhìn vào các con số để đưa ra các đánh giá và định hướng chiến lược cho tương lai. Đó chính là công việc của kế toán quản trị. Có rất nhiều chương trình học về kế toán quản trị như CMA CIMA. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao nên học chương trình CMA?

Hiện nay, trong khi tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, do đó, giám đốc các doanh nghiệp luôn trăn trở để tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Họ cần một đội ngũ vừa có kiến thức về tài chính, vừa hiểu về kinh doanh để giúp họ chèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng, phát huy hết tiềm lực của mình. Và việc nâng cao kiến thức là điều hết sức cần thiết cho đội ngũ của họ. 

Để trả lời câu hỏi Vì sao nên học chương trình CMA và hiểu được lý do chương trình CMA đang được rất nhiều công ty lựa chọn để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cho đội ngũ kế toán cũng như kinh doanh, mời các bạn tham khảo các yếu tố chính được đề cập ngay sau đây


Vì sao nên học chương trình CMA?


Vì sao nên học chương trình CMA?

1.   Chương trình CMA đưa ra các công cụ giúp kế toán có thể đánh giá số liệu tài chính

Thông thường, các kế toán tài chính không khó để lập báo cáo đúng chuẩn và nộp báo cáo đó lên các cơ quan liên quan. Nhưng nếu bảo họ phân tích các số liệu trên đó, và đưa ra các đề xuất cho doanh nghiệp thì là một thử thách đối với kế toán tài chính. Do đó, chương trình CMA giúp người làm kế toán có thể phân tích báo cáo tài chính thông qua nội dung học mang tên: External Financial Reporting Decision.

2.  Chương trình CMA cung cấp phương pháp chuẩn để Lập kế hoạch, lên ngân sách và dự báo

Kế toán tài chính thông thường chỉ lập báo cáo dựa vào số liệu thực tế trong quá khứ. Do vậy, khá nhiều người loay hoay khi được phân công vào công việc Lập kế hoạch, lập ngân sách và dự báo cho tương lai. Đây là công việc rất cần thiết để doanh nghiệp có thể phân bổ về chi phí, lên kế hoạch về nguồn vốn cũng như thuyết phục nhà đầu tư vào các dự án trong tương lai. Và chương trình CMA hỗ trợ người học thông qua nội dung: Planning, Budgeting, and Forecasting

Kế toán quản trị hoa kỳ CMA

3.    Chương trình CMA đưa ra công cụ giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh trước giờ chỉ được đánh giá dựa trên các con số. Tuy nhiên, CMA đưa ra rất nhiều công cụ đánh giá không chỉ là con số, giúp doanh nghiệp dựa vào đó có thể nhìn nhận ra vấn đề tồn tại cốt lõi trong doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn vào con số, doanh nghiệp chỉ có thể biết được công ty mình đang lời hay đang lỗ, còn nguyên nhân do đâu mới là vấn đề họ cần quan tâm. Và với nội dung học: Performance Management, chương trình CMA giúp doanh nghiệp giải được bài toán đó.

4.   Chương trình CMA đưa ra cách quản trị chi phí

Chi phí & giá thành là 2 vấn đề các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Giá thành quá cao thì doanh nghiệp không thể cạnh tranh được trên thị trường. Giá thành quá thấp thì doanh nghiệp không có lãi. Vậy thì mức giá nào sẽ hợp lý? Và chương trình CMA sẽ đưa ra công cụ giúp doanh nghiệp cân bằng được các yếu tố đó dựa vào nội dung học: Cost Management

5.   Chương trình CMA đưa ra phương thức quản trị nội bộ

Có khá nhiều doanh nghiệp mà bộ phận quản lý rất tâm huyết, cố gắng đưa ra dịch vụ chất lượng tốt nhất, uy tín nhất. Nhưng với quy mô ngày càng lớn, họ lại bối rối trong việc quản trị chất lượng. Vậy làm thế nào để các bộ phận trong doanh nghiệp tuân thủ và đáp ứng được tất cả các yêu cầu khắt khe của khách hàng, đáp ứng đúng các mục tiêu đề ra ban đầu của doanh nghiệp. Với nội dung học: Internal Controls, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng các mô hình quản trị nội bộ, giúp giảm bớt các rủi ro trong nội bộ.

Chương trình CMA

6.  Chương trình CMA luôn đi đầu trong công nghệ

Công nghệ ngày càng được cập nhật liên tục, và doanh nghiệp cũng phải đi đầu trong việc đưa kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động của mình để có thể cạnh tranh và phát triển. Do đó, chương trình CMA giúp doanh nghiệp định hướng và cập nhật kỹ thuật và công nghệ thông qua nội dung: Technology and Analytics

Thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu được lý do vì sao nên học chương trình CMA rồi phải không? Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn
Hoặc tham khảo thêm các khoá học về Kế toán quản trị theo các đường dẫn sau đây:

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Điều kiện đầu vào chương trình CMA

 

Điều kiện đầu vào chương trình CMA

Tùy thuộc vào mục đích học của bạn, điều kiện đầu vào của chương trình CMA có thể khác nhau. Dựa trên mục đích học của bạn rồi tham khảo thêm điều kiện đầu vào chương trình CMA để có lộ trình học hợp lý nhất bạn nhé.

Nếu mục đích của bạn học chỉ để lấy kiến thức, không có ý định nhận bằng, bạn chỉ cần 2 điều kiện như sau:

Điều kiện đầu vào chương trình CMA

1.      Tiếng Anh đọc hiểu khá: 

      Nhiều bạn cứ nghĩ học các chương trình quốc tế nghĩa là tiếng Anh phải đọc vo vo, phải rất siêu mới bắt đầu học được. Nhưng với 10 năm kinh nghiệm tư vấn các chương trình học cũng như từng học qua khá nhiều môn của các chương trình này, mình khẳng định đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Thực tế là việc học các chương trình này giúp các bạn có tiếng Anh tốt hơn, chứ không phải là ngược lại.

      Tiếng Anh trong kế toán, cụ thể là trong chương trình CMA thông thường cấu trúc câu rất đơn giản, hầu như không có “từ lóng”, ngữ pháp cũng đơn giản, câu cú ngắn gọn. Nên bạn không cần học ngữ pháp cao siêu mới học được. Tiếng Anh trong CMA cũng chủ yếu là thuật ngữ chuyên ngành nên bạn có đi học tiếng Anh bên ngoài nhiều đến mấy cũng chưa chắc sử dụng được trong chương trình

      Vậy nên, bạn không cần phải gắng công đi học tiếng Anh ở trung tâm này kia. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, thi qua môn tiếng Anh trên trường cấp 3 là có thể bắt đầu rồi nhé.

Điều kiện đầu vào CMA


2.      Kiến thức cơ bản về kế toán tài chính:

      Bạn cần có kiến thức cơ bản về kế toán tài chính trước khi học chương trình CMA. Thông thường, học viên chương trình CMA đã là kế toán tài chính và bắt đầu chuyển hướng. Do đó, nếu bạn là ngoại bang, hãy đăng ký học một số khóa học về kế toán tài chính. Cụ thể các khóa học nào phù hợp với bạn, thì hãy cứ liên hệ mình để được tư vấn cụ thể nhé.

Nếu mục đích của bạn và vừa lấy kiến thức, vừa lấy bằng CMA luôn thì bạn sẽ cần thỏa mãn các điều kiện sau nha:

  • Thi đậu 2 kỳ thi của chương trình CMA
  • Có bằng đại học của trường được công nhận (60 trường)
  • Có 2 năm kinh nghiệm làm việc full time trong lĩnh vực kế toán, tài chính (trước hoặc trong vòng 7 năm sau khi đã đậu 2 kỳ thi)

Bài kiểm tra đầu vào chương trình CMA

Hãy tự kiểm tra trình độ của mình qua bài kiểm tra đầu vào chương trình CMA, tư vấn viên FTMS sẽ liên hệ để thông báo kết quả kiểm tra của bạn, từ đó bạn sẽ biết được mình đã có đủ kiến thức nền tảng để tự tin học CMA hay chưa.


Bài kiểm tra đầu vào CMA


Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)

Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Kế toán quản trị cần những kiến thức và kỹ năng gì?

 

Kế toán quản trị cần những kiến thức và kỹ năng gì?

Kế toán quản trị làm rất nhiều việc liên quan đến việc đưa ra quyết định, chiến lược cho doanh nghiệp, do đó họ được yêu cầu rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp, những yêu cầu có thể khác nhau. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng sau được xem là không thể thiếu đối với một người kế toán quản trị thực thụ

1. Kiến thức về kế toán tài chính

Nếu công ty được chuyên nghiệp hóa, và kế toán quản trị được tách ra không cần làm các công việc liên quan đến báo cáo tài chính thì người làm công việc kế toán quản trị không cần hiểu cặn kẽ các kiến thức về luật thuế hiện hành. Tuy nhiên, ít nhất họ cần đọc hiểu được các khoản mục trong báo cáo tài chính để có thể hiểu rõ sức khỏe của doanh nghiệp. Nhìn vào báo cáo tài chính, người kế toán quản trị cần nhìn ra được, doanh nghiệp đang có lợi nhuận về sản phẩm nào, phần chi phí nào đang chiếm phần lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp…

Do đó, kiến thức về kế toán tài chính là không thể thiếu đối với người làm về kế toán quản trị.

Kế toán quản trị cần những kiến thức và kỹ năng gì?


2. Kiến thức và sự nhạy bén trong kinh doanh

Người làm việc trong lĩnh vực kế toán quản trị cần hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp, mới có thể đàm phán cũng như đưa ra những ý kiến, tư vấn cho quản lý doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn trong tương lai

Kiến thức về lập kế hoach, dự báo và lên ngân sách khá cần thiết với kế toán quản trị

3. Kiến thức về lập kế hoạch, dự báo và lên ngân sách

Đối với các doanh nghiệp, việc lập kế hoạch, lên ngân sách và dự báo là việc hết sức cần thiết. Điều đó, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong tương lai. Đặc biệt, ở các công ty lớn cần phải đối thoại với các nhà đầu tư, việc lên ngân sách và dự báo là điều hết sức quan trọng để lập mục tiêu kinh doanh và củng cố niềm tin từ các nhà đầu tư. Đối với các công ty lớn, họ có đưa ra các quy chuẩn riêng cho việc lập kế hoạch này. Còn các công ty nhỏ, họ có thể từng bước

Hiện tại chương trình CMA và chương trình CIMA đều có dạy kiến thức về lập kế hoạch, dự báo và lên ngân sách, các bạn tham khảo nội dung chương trình theo đường dẫn sau đây nhé

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Khi mà công việc của Kế toán quản trị còn khá mới ở Việt Nam thì câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là "Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị" là gì? 

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là thuật ngữ không mới. Nói đến kế toán tài chính, hầu như ai cũng đã biết các công việc của họ phải làm. Công việc của kế toán tài chính đòi hỏi sự chính xác, tuân thủ rất nhiều nguyên tắc về Luật & Thuế.

Công việc của kế toán tài chính rất nhiều, tùy theo quy mô công ty mà bộ phận kế toán có thể có từ một đến 100 thậm chí là hàng ngàn người đảm nhận nhiệm vụ kế toán tài chính. Kế toán tài chính có thể làm những công việc từ đơn giản như: Hạch toán các giao dịch tài chính, ghi nhận sổ sách, đến các việc phức tạp hơn như Lập báo cáo tài chính từ cấp độ công ty đến cấp độ tập đoàn.

Nói chung kế toán tài chính sẽ là người ghi nhận tất cả các giao dịch phát sinh trong quá khứ, tổng hợp lại và báo cáo cho ban quản trị và báo cáo ra các bên liên quan như Cổ đông, cơ quan Thuế…

Kế toán quản trị

Kế toán quản trị thông thường sẽ làm báo cáo trong nội bộ. Họ có thể dựa vào các số liệu của kế toán tài chính để dự báo cho tương lai, hoặc đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hoặc tăng giá trị cho khách hàng, tăng lợi nhuận… Kế toán quản trị có thể làm các báo cáo mà không cần phải tuân thủ các quy định, và có thể không có quy chuẩn nhất định. Thông thường kế toán quản trị không những phải hiểu về tài chính mà còn phải hiểu rõ về cách thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phải nhạy bén trong kinh doanh.

Hiện tại ở Việt Nam đa phần dạy kế toán tài chính, nhưng chưa chú trọng đến kế toán quản trị, trong khi đây đang là xu hướng chung mà doanh nghiệp cần. Và CIMA CMA là 2 chương trình về kế toán quản trị đang được học viên Việt Nam lựa chọn để có thể cập nhật kiến thức và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị


Kế toán quản trị Kế toán tài chính

Mục đích

Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

Đối tượng sử dụng thông tin

Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

Đặc điểm thông tin

Nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư. Phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

Nguyên tắc cung cấp thông tin

Không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

Phạm vi của thông tin

Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp

Kỳ báo cáo

Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

Quan hệ với các môn khoa học khác

Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin. Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác.

Tính bắt buộc theo luật định

Kế toán quản trị không có tính bắt buộc Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận

Hy vọng phần giải thích của Tình trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)

Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn


Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

Kế toán quản trị là gì? Công việc của Kế toán quản trị ra sao?

 

Kế toán quản trị là gì? Công việc của Kế toán quản trị ra sao?

Kế toán quản trị là thuật ngữ mới được biết đến và đang là xu hướng tại Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây. Ở Việt Nam, rất hiếm có công việc với đúng tên gọi Kế toán quản trị, mà kế toán quản trị là công việc với rất nhiều tên gọi khác nhau: Kế toán nội bộ, kế toán giá thành, kế toán chi phí, chuyên gia hoạch định chiến lược, giám đốc tài chính, quản trị rủi ro…

Kế toán quản trị là gì?

Thông thường, các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ bắt đầu với công việc kế toán tài chính. Sau vài năm, có khá nhiều người chuyển sang làm việc về kế toán quản trị. Có thể họ được yêu cầu từ những người quản lý, hoặc là bản thân họ thích làm những công việc đó. Ví dụ như: Vào một ngày đẹp trời, sếp gọi kế toán ra hỏi: "Em có biết làm sao để cắt giảm bớt chi phí không? Công ty mình hiện tại kinh doanh không được tốt. Anh muốn cắt bớt chi phí để tăng lợi nhuận lên."

Kế toán tài chính sẽ nói: "Em không biết. Đây không phải công việc của em, em chỉ lên báo cáo và chỉ làm sao cho đúng luật và quy định của bên Thuế thôi."

Và họ sẽ tiếp tục làm công việc của kế toán tài chính, họ hợp với kế toán tài chính hơn.

Còn nếu họ trả lời: "Ok sếp, để em xem lại."

Và sau đó: "Anh nên cắt bớt khoản này, khoản kia em thấy cũng không cần thiết lắm, phần này anh có thể tìm nhà cung cấp khác rẻ hơn…."

Vâng, công việc họ đang làm là của kế toán quản trị.

Kế toán quản trị là gì?


Các khái niệm về Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức, theo Ronald W.Hilton, giáo sư đại học Cornell (Mỹ)

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán, theo bộ luật Kế toán Việt Nam năm 2003 và thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính hướng áp dụng kế toán quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, tạm tóm tắt kế toán quản trị chính là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng cho những người sử dụng thông tin là những đối tượng trong hoặc ngoài tổ chức/đơn vị, với mục đích là giúp hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức/đơn vị.

Công việc của Kế toán quản trị ra sao?


Công việc của Kế toán quản trị ra sao?

Trong khi kế toán tài chính đang rối rắm với các quy định, làm sao để ra báo cáo đúng chuẩn, làm sao để tài sản và vốn khớp nhau. Thì kế toán quản trị lại đang lo giải quyết những vấn đề khác, liên quan đến kinh doanh hơn. Kế toán quản trị không cần báo cáo đúng chuẩn, họ cần phân tích các số liệu và liên hệ với tình hình thực tế để giải quyết rất nhiều bài toán theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ dựa trên thông tin mà kế toán quản trị cung cấp để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp đó.

Ở đây chúng ta không so sánh công việc kế toán tài chính hay kế toán quản trị quan trọng hơn. Mỗi lĩnh vực sẽ cần những kỹ năng riêng, kiến thức riêng, yêu cầu khác nhau. Quan trọng là bạn phù hợp với lĩnh vực nào thôi nhé.

Mình có viết riêng 1 bài về Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, các bạn vào link để đọc thêm nhé.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Giới thiệu tác giả

 

Giới thiệu tác giả

Chào các bạn, mình tên là Tình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tư vấn giáo dục, và cũng là học viên chương trình CIMA (Kế toán quản trị Anh Quốc), mình lập blog này để chia sẻ kiến thức về kế toán quản trị, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực này.

Với chương trình CIMA, mình học từ cấp độ Chứng chỉ và lần lượt hoàn tất Cấp độ chứng chỉ, Cấp độ Tác nghiệp và Cấp độ quản lý và thi đậu ngay trong lần thi đầu tiên cho tất cả các môn (trừ môn MCS hơi cam go xíu J). Hiện tại, mình đã thi đậu môn E3 của cấp độ Chiến lược – Cấp độ cuối cùng của chương trình CIMA và đang từng bước để hoàn tất chương trình này. Mình cũng đang tham khảo chương trình CMA và khá hứng thú với chương trình này. Hi vọng có thời gian để học trong thời gian tới.

Trong blog này, mình sẽ chia sẻ từ những kiến thức căn bản như kế toán quản trị là gì đến kiến thức chuyên sâu các môn trong chương trình học CIMACMA (Kế toán quản trị Hoa Kỳ), mong là sẽ giúp các bạn đang tìm tòi học hỏi có động lực để bắt đầu với kiến thức kế toán quản trị quốc tế như CIMA & CMA. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi gì, hãy liên hệ với mình theo thông tin bên dưới nhé.

Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)

Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn